Luật sư Tuấn cho rằng, các nhà sản xuất hoàn toàn có thể tự bảo vệ mình khi làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá, hướng dẫn cộng đồng ngay từ đầu. “Điển hình như trường hợp của phim Tết ở làng địa ngục đã được xử lý hoạt động xâm phạm bản quyền rất ráo riết. Quá trình chuẩn bị phát sóng, liên tục các thư nhắc nhở về vấn đề bản quyền phát sóng của Tết ở làng địa ngục được gửi đến danh sách các địa chỉ “có khả năng xâm phạm” bản quyền phim. Hành động này đã ngăn được khoảng 50% các trang web lậu có ý đồ với bộ phim. Đến khi phim chiếu thì liên tục rà quét để ngăn chặn kịp thời. Và đã xử lý được hơn 46.000/66.000 trường hợp vi phạm ngay lập tức…” – luật sư Phan Vũ Tuấn cho biết.
Lĩnh vực nhiếp ảnh cũng được cho là bị xâm phạm bản quyền nhiều nhất và dễ dàng nhất. Theo chủ tịch Hội Nhiếp ảnh TPHCM Đoàn Hoài Trung, rất phổ biến tình trạng sử dụng ảnh mà không xin phép, thậm chí cắt cúp ảnh để sử dụng lại mà không đề tên tác giả, hay phổ biến hơn là việc lấy lại các ảnh trên mạng và chỉ chú thích: “nguồn từ internet”…