Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam Phát triển Tri thức – Bảo vệ Tác quyền

Hội thảo “Quyền Sao chép tại Việt Nam: Thực trạng và Giải pháp”

Trong Quyền tác giả, Quyền liên quan (Luật SHTT) thì chỉ có duy nhất Quyền Sao chép (sao chụp, tạo ra bản sao tác phẩm…dưới bất kì hình thức nào mà không có sự đồng ý bằng văn bản của tác giả/chủ sở hữu) là có trách nhiệm xử lý hình sự.
Với mục đích hỗ trợ các đơn vị, cá nhân, tổ chức thực hiện đúng pháp luật, Luật Sở hữu Trí tuệ 2022 sửa đổi bổ sung (có hiệu lực tháng 1/2023), Hiệp hội Quyền Sao chép Việt Nam (VIETRRO) tổ chức hội thảo:
“Quyền Sao chép tại Việt Nam: Thực trạng và Giải pháp”
Thời gian: 8h30 ngày thứ 6, 16/12/2022 tại Nhà khách Chính Phủ – Số 10 Chu Văn An. (Vào cửa miễn phí)
* Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2019 quy định các loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ quyền tác giả:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí;
d) Tác phẩm âm nhạc;
đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc;
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.”