Vi phạm bản quyền khi
· Sao chép nguyên văn
(không chỉnh sửa, biên tập, tóm lược) hay là lưu truyền tác phẩm của người khác
mà không xin phép (trái phép) dù có ghi rõ nguồn, trích dẫn hoặc không
ghi rõ nguồn và tên tác giả chính thức
·
Thậm chí trầm trọng hơn
là khi người vi phạm công bố thêm để người đọc hiểu lầm các công trình đó là của
mình sáng tạo ra (đạo văn, đạo nhạc)
Đây được xem là vi phạm quyền tác giả sở hữu trí tuệ.
Vi phạm về bản quyền một tác phẩm
·
Sao chép nguyên văn một
phần hay toàn bộ tác phẩm đã có từ trước nhưng không được tác giả hoặc chủ sở hữu
tác phẩm cho phép hoặc nằm trong giới hạn bản quyền.
·
Lưu truyền trái phép một
phần hay toàn bộ tác phẩm không thuộc về quyền tác giả của mình.
·
Bản văn không bị sao chép
nguyên văn nhưng toàn bộ ý tưởng chi tiết cũng như thứ tự trình bày của một tác
phẩm bị sao chép. Dạng vi phạm này khó phát hiện hơn nhưng vẫn có thể cho là một
dạng vi phạm bản quyền nếu như có bằng chứng là "bản sao" bắt chước theo
nguyên mẫu. Có thể thấy nhiều ở những luận án cao học, các công trình nghiên cứu, biên soạn biên khảo không
ghi rõ nguồn và tác giả chính.
·
Bản văn không bị sao chép
nguyên văn nhưng bị thông dịch lại các ý tưởng sáng tạo (thành
ngôn ngữ khác hay thành các dạng khác – Tác phẩm phái sinh dựa trên một tác phẩm
cụ thể).
Lưu ý:
Một tác phẩm sẽ không bị
xem là vi phạm bản quyền nếu nó là sự tổng hợp có tính sáng tạo riêng từ nhiều hệ
thống tác phẩm khác về ý (ý tưởng không được
bảo hộ quyền) và có thông tin rõ ràng về nguồn và tác giả chính. Tuy nhiên, để kết
luận rằng một tác phẩm là không hay có vi phạm bản quyền, trường hợp này,
thường rất phức tạp và đôi khi phải có sự can thiệp của các luật sư và toà án.
Trong tiếng Việt còn có từ đạo văn chỉ việc ăn cắp bản quyền các văn bản. Một từ tương tự là đạo
nhạc, ăn cắp các giai điệu nhạc sáng tác bởi người khác, đạo
hình, ăn cắp hoặc chỉnh sửa hình ảnh trái phép hoặc không thuộc về mình của
các tác phẩm truyền hình, (Thị giác).
·
Ngoại
trừ trường hợp ngoại lệ trong các Tôn-giáo: Việc sao chép Tam
tạng Kinh điển thì không thể gọi là đạo văn trong kinh điển. Ví dụ: Bạn sao chép kinh, Luật, Luận của Thầy, tổ xuất thế gian hay của các cố Tăng Ni, hoặc bạn được quyền sao chép nội dung kinh sách
của nhà Phật.
·
Ngoại
lệ 2: Có những bài văn
của các Tăng sĩ viết ra là để truyền bá về văn hóa tâm linh thì đa số là tự do
sao chép, hoặc chính những Tác - giả, soạn -giả Tăng sĩ đó còn khuyến khích sẵn
trên bài văn của họ. Xem thử Ví dụ này: Của soạn -giả
Thiện Nhật. Nếu việc sao chép của
bạn, có viết rõ nơi xuất xứ, ấn phẩm, và tên của soạn - giả hay Tác - giả đó. Nghĩa là sao chép không cần xin phép nhưng vẫn
phải ghi rõ dẫn nguồn.